Bác sĩ Dũng cho biết thêm trong năm 2023, kinh tế suy thoái, người dân khó khăn nên việc khám sức khỏe định kỳ giảm, chủ yếu tới điều trị. Trong khi đó, bệnh viện không ngừng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại, phòng mổ thông minh với sự tích hợp của máy định vị… để phát triển các lĩnh vực chuyên sâu. Nguồn thu giảm, phần chi nhiều lên nên bệnh viện không thể tăng thưởng Tết.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết đơn vị này đang tính toán thưởng Tết cho cán bộ, nhân viên.
Theo vị lãnh đạo này, mức thưởng Tết dựa trên các khoản thu trong năm. Sau khi đã trả lương tăng thêm hằng tháng, các khoản chi cho quỹ phát triển của bệnh viện sẽ được tính toán chia cho cán bộ, nhân viên.
"Ban lãnh đạo bệnh viện cố gắng xoay xở để mức chi Tết năm nay bằng năm ngoái, số tiền này không nhiều", ông nói và không chia sẻ con số cụ thể.
Dù dịch Covid-19 đã qua nhưng các bệnh viện còn khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, thưởng Tết vẫn là bài toán đau đầu của các cơ sở y tế.
Giám đốc một bệnh viện huyện vùng biên giới tỉnh Sơn La chia sẻ từ năm 2021, đơn vị tự chủ tài chính chi thường xuyên 100% nhưng nguồn thu không có. Bệnh viện phải chi lương cho cán bộ công nhân viên và mấy năm liền rơi vào tình trạng “thu không đủ chi” nên không có bất cứ khoản thưởng lễ Tết nào.
Theo vị giám đốc trên, bệnh viện tại tuyến huyện chịu thiệt thòi và thực hiện chủ trương tự chủ nên càng khó khăn hơn. Thời gian tự chủ kéo dài hết năm 2026, trong 3 năm tới chắc chắn bệnh viện vẫn trong tình trạng khó khăn như hiện tại, không thể có thưởng.
Căn cứ Điều 104 Bộ Luật lao động quy định thưởng là số tiền, tài sản hoặc các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố tại nơi làm việc. Như vậy, theo quy định nêu trên, thưởng không phải là khoản bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Khi bệnh viện phải tự chủ tài chính, không có nguồn thu, nhân viên y tế sẽ không nhận được tiền thưởng.
Những món ăn của người Mường chủ yếu là khai thác tự nhiên và chăn nuôi. Với các sản vật mà thiên nhiên mang lại như rau rừng, măng rừng, đánh bắt cá ở sông suối, săn bắt động vật…. Cách chế biến món ăn của người Mường khá đa dạng nhưng chủ yếu sử dụng cách chế biến các món hấp và xào.
![]() |
Độc đáo trong phong vị
Người Mường thích ăn các món ăn có khẩu vị chua. Có lẽ do điều kiện khí hậu nóng ẩm qui định, những thức ăn dễ chuyển hóa hơn, dễ ăn và cũng ngon miệng hơn, chẳng hạn các món cá muối củ kiệu và quả cà dại, rau cải muối dưa, đu đủ muối dưa ép, rau sắn muối dưa nấu cá….Đặc biệt, người Mường thích các loại măng ngâm chua. Từ măng chua họ có thể kết hợp các nguyên liệu khác để chế biến thành nhiều món ăn.
Ngoài vị chua người Mường thích ăn các món có vị đắng, như lá đu đủ, quả đu đủ non hấp là những món ăn có vị đắng mà được người Mường rất ưa thích. Rau đốm cũng là loại rau đắng được đồ để ăn, có khi đồng bào còn thích ăn món này hơn thịt, cá. Lá kia là loại rau rất đắng, được nấu canh với khoai môn. Các loại mướp đắng, ruột cá cũng được ưa chuộng. Họ còn ưa mật của các loại động vật như chim, lợn, gà, vịt là nguyên liệu dùng để chế biến các loại nước chấm.
![]() |
Người Mường cũng thường ăn những món ăn có vị cay nóng đặc biệt là ớt. Trong nhà của đồng bào lúc nào cũng có một hũ ớt.
Người Mường ít ăn những món ăn có vị ngọt. Họ thường chỉ ăn ngọt ở dạng hoa quả tươi. Mật và đường chỉ dùng cho vài loại bánh hay để chấm bánh.
Trong ăn uống, người Mường đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm hay và sâu sắc trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc mình: “ Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới/ Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà/ Cá nhỏ, cá to, trong ao, dưới suối/ Săn trong rừng được thú, được chim/ Đi hái, đi tìm, được rau, được quả”.
![]() |
Văn hoá ẩm thực người Mường
Người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có truyền thống làm các loại bánh bằng gạo, gạo nếp, bột gạo nếp,..Bánh được làm theo những quy định của lễ tết, hội hè. Đối với họ, lễ tết nào cũng có bánh phù hợp nhất định. Các loại bánh không thể thiếu trong các lễ tết của họ: bánh chưng, bánh chay, bánh trôi, bánh uôi, bánh ống (pẻng tổng khìu) dùng trong cưới hỏi, bánh ốc (pẻng wach) để thăm người ốm,..
Cơ cấu bữa ăn của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có sự khác biệt giữa ngày thường với lễ, tết. Đồ cúng tế trong các lễ tết của họ, trước hết phải thờ cúng tổ tiên, thần thánh, các loại ma nhà, hồn vía cây trồng, vật nuôi,.. nên nguyên liệu chế biến thường quý hiếm, và được chế biến cầu kỳ hơn… Cỗ trong ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình không quá cầu kỳ về hình thức, không trang trí đẹp như cỗ của người Thái, không cắt tỉa hình hoa như người Việt,…
![]() |
Ứng xử trong ăn uống của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình mang tính tôn ti trật tự. Điều đó thể hiện sâu sắc trong nề nếp gia đình và tính cộng động, cộng cảm tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau, giữa những người anh em họ hàng, làng xóm,… trong cỗ bàn, đám sá. Nó cũng hàm chứa trong sự nhường nhịn, đồ ăn uống của người khỏe với người ốm đau, của ông bà, bố mẹ, anh chị với con cháu, em út, của người thân trong nhà với thái phụ, sản phụ,… sự tương trợ đó diễn ra một cách tự nguyện, tự giác trở thành một nếp sống của họ.
(Theo Làng Việt)
" alt=""/>Độc đáo phong vị ẩm thực xứ MườngÔng Võ Quốc Sử cho biết, qua hai năm chuyển đổi số, địa phương này đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi mọi mặt về đời sống, hoạt động của người dân trên địa bàn.
Theo đó, huyện Châu Thành A đã đưa vào hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình trung tâm phục vụ hành chính công với đầy đủ trang thiết bị CNTT.
Tháng 8/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp huyện Đoàn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Văn hóa và Thông tin, UBND thị trấn Một Ngàn ra mắt mô hình “Chợ an toàn – Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt”.
Với mô hình này, người dân có thể đi chợ chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua các ứng dụng ví điện tử như VNPT Money, Viettel Money,… để giao dịch không dùng tiền mặt tại các sạp hàng và ki-ốt trong chợ.
Mô hình chợ 4.0 được huyện Châu Thành A kỳ vọng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau khu chợ 4.0 đầu tiên, huyện sẽ tiếp tục cho ra đời nhiều khu chợ 4.0 khác tại địa phương thời gian tới.
Đến thời điểm hiện tại, huyện đã triển khai được hơn 25.000 ví điện tử, hơn 24.800 tài khoản dịch vụ công trực tuyến và hơn 300 tài khoản trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp trên địa bàn đã chấp nhận thanh toán không tiền mặt thông qua QR Code.
Trong năm 2022, địa phương này cũng đã tổ chức cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn huyện Châu Thành A”. Đây là cuộc thi nhằm khơi dậy ý tưởng, cách làm hay, mô hình mới, từ đó, lựa chọn, tìm ra những mô hình, sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính có khả năng ứng dụng thực tiễn cao.
Tại cuộc thi, nhóm thực hiện mô hình "Tổ chuyển đổi số cộng đồng huyện Châu Thành A" đã xuất sắc giành giải nhất. Đây cũng là sự ghi nhận của chính quyền địa phương với đóng góp của các tổ chuyển đổi số trong cộng đồng.
Huyện Châu Thành A định hướng chuyển đổi số theo 4 trụ cột là công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng trên địa bàn. Huyện cũng có kế hoạch huyển đổi số trong cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 của Bộ TT&TT, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A đề xuất được Bộ TT&TT lựa chọn thí điểm hỗ trợ ứng dụng CNTT, đô thị thông minh và chuyển đổi số trong giai đoạn 2023 - 2025.
" alt=""/>Châu Thành A đề xuất được trở thành huyện thí điểm chuyển đổi số